Sắp tết rồi...
Chỉ còn...
%D
ngày
%H
giờ
%M
phút
%S
giây

Oán trời, trách đất chẳng công bằng: Nghiệp chồng thêm nghiệp

26/10/2020 08:32

Nhiều người ở ác, nhưng họ vẫn đang khoẻ mạnh, giàu sang trong khi ta đang hết mình sống thiện lương thì lại gặp chất chồng đau khổ. Công bằng ở đâu? Vậy là ta tự oán trời trách đất sao không có mắt mà không biết rằng việc oán trách này lại khiến Nghiệp chồng thêm Nghiệp... 

tu, nghiep bao, nhan qua
 

Cuộc danh lợi là phần thưởng quý
Đấng Hóa Công xét kỹ ban ơn
Lòng đừng so thiệt tính hơn
Ngày đêm than thở dạ hờn ích chi.

Mình tự làm khổ mình. Nghiệp chồng nghiệp...

Nhiều lúc mình thấy người ta ở ác, nhưng họ vẫn đang khoẻ mạnh, giàu sang. Còn mình cố gắng sống lương thiện, cố gắng sửa mình từng chút một, nhưng đời sống lại liên tục gặp chuyện không hay, đường công danh, làm ăn có nhiều trắc trở. Lúc đó, mình cảm thấy cuộc đời thật bất công. Có phần để lòng so sánh, đố kị với sự sang giàu của người khác, đôi lúc mình còn oán trách cả Trời Đất. 

Nhưng Trời Đất vốn chẳng thiên vị ai và các Đấng Thiêng Liêng vẫn đang che chở, gìn giữ cho vạn vật trong vũ trụ này được vận hành bình ổn và tinh tấn, đúng theo luật Nhân Quả. Công nghiệp của các vị ấy là không thể nghĩ bàn. Mình không biết ơn đã đành. Nay lại chỉ vì cảm thấy bất công, mà cứ than thở, oán trách Trời Đất, oán trách những vị tiền nhân vốn vẫn đang cho mình những điều tốt đẹp. Đó là đã tạo thêm nghiệp ác. 

Mình ngày đêm than thở, đố kị với người, oán trách Trời Đất, nhưng cũng chỉ là vô ích. Bởi lẽ không có việc xấu nào là vô cớ xảy đến. Vì nhân quả người nào tự gieo, thì người đó tự gặt, nên có phải là do lỗi của chư vị Thiêng Liêng hay của người khác đâu. Do đó, việc mình nên làm là nhìn lại mình để lo tu sửa, tịnh hoá, chuyển hoá các nghiệp xấu mình đã gieo. Cố gắng tìm thấy niềm vui trong mọi lý sự tốt xấu diễn ra với mình. Còn nếu cứ mãi nhìn về cuộc đời mà so bì, than thở, thì nghiệp ác cũ chưa chịu tìm cách giải, thì nay lại gieo thêm nghiệp ác mới. 

Mình tự làm khổ mình. Nghiệp chồng nghiệp...

Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu

Chúng ta phải nên biết: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu” là lẽ đương nhiên, đã gieo nhân xấu ác tất phải chịu quả khổ đau. Hiện đời làm ác mà vẫn hưởng phước, là do nhiều đời trước đã biết tích lũy phước báo nhưng không tu trí tuệ buông xả nên đời này vẫn tạo nghiệp ác. Ví như nhiều đứa con nhà giàu do ỷ lại cha mẹ, nên mặc tình ăn chơi bài bạc, nhưng không bị quả báo thiếu thốn, là do cha mẹ có quá nhiều của cải.

Trong cuộc sống thế gian thường nói có nợ mới có duyên, nhân quả vay trả để con người đến với nhau để trả nợ cho nhau bằng tờ giấy hợp đồng ở kiếp trước. Trong sự tái sinh luân hồi vô số kiếp, nhân quả tốt xấu đời trước sẽ theo duyên mà tiếp tục đến đời sau.

Người làm lành mà hay bị tai nạn, là do đời trước gieo nhân xấu nhiều giờ đủ duyên phải trả quả, nếu đời này không làm lành thì họa càng lớn hơn nữa. Chính vì vậy mà chúng ta phải tu ngay từ bây giờ để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc. Tu là sửa, sửa xấu thành tốt, sửa sai thành đúng, sửa mê thành ngộ…

Chúng ta nên nhớ, tu là bỏ ác làm lành, nếu trong hiện đời có tai nạn xảy ra, biết đó là nghiệp quá khứ còn rơi rớt lại, không thối chí nản lòng mà kiên quyết vượt qua mọi trở ngại khó khăn. Chúng ta đừng nên nghĩ tu là mọi nghiệp xấu sẽ sạch hết, mọi chuyện đều được như ý muốn.

Khi chúng ta phát tâm tu, nếu gặp người làm chuyện khó dễ gây phiền hà, ta không nên buồn giận mà phải quán từ bi để lần hồi chuyển hóa họ. Nhất là những Phật tử có gia đình mà biết tu, khi bị gia đình người thân làm khó dễ, chớ nên buồn giận mà hãy tìm cách thuyết phục.

Chúng ta do si mê chấp ngã, nên ai chỉ nói một lời hơi nặng nề, thì ta ôm ấp mãi trong lòng mà tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mình và người khác. Phật ví dụ người ác mắng chửi người có nhân cách đạo đức, giống như người ngậm máu phun người dơ miệng mình. Thế cho nên, ai chấp trước và dính mắc nhiều sẽ nhận quả khổ đau, mình chưa hại được ai mà đã hại chính mình.

tu hanh la gi

Tu: Sửa duyên xấu thành duyên tốt

Nghiệp không có hình tướng, không thật nhưng đã gây tạo thì nó không mất, chỉ có thể chuyển đổi thôi. Dù tai nạn xảy ra, tất cả sự vật bên ngoài bị tiêu hoại, chớ nghiệp theo sát bên mình không bao giờ mất. Vì vậy chúng ta phải sợ nghiệp ác, nghiệp dữ. Dè dặt nói lời cẩn thận, đừng làm buồn lòng người. Làm việc gì nhớ đừng để cho người phải khổ. Nghĩ điều gì cũng cẩn thận suy đi xét lại, đừng nghĩ xấu nghĩ oan cho ai. Không nghĩ xấu cho người, không nói lời dữ với người, không làm đau khổ người, đó là tu. Tu như vậy có hiền chưa? Ðó mới gọi là người hiền.

Trên đường tu, không phải làm cái gì mầu nhiệm, linh thiêng mới gọi là tu. Chúng ta sửa duyên xấu thành tốt. Thí dụ mình bị nhiều người ghét thì biết đời trước thiếu gieo duyên lành. Bây giờ ráng tạo duyên lành, để sau này ai cũng thương mến, chớ không giận không trách ai. Tự trách mình, tự sửa mình là người có thể chinh phục được tất cả. Tu như vậy dễ hay khó, thực tế hay tưởng tượng? Nên tu Phật rất thực tế, không phải tưởng tượng viển vông, cũng không phải quá khó, chỉ tại chúng ta không hiểu nên thành khó, thành sai lầm.

Tu là chuyển nghiệp để chấm dứt phiền não khổ đau mà được an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Người nào còn tham chấp nhiều thì sẽ khó mà chuyển nghiệp hết rồi chuyện này lại trách móc chuyện kia, tu như vậy không được lợi ích gì cả. Kính mong rằng ai cũng ý thức việc tu học của mình để chúng ta cùng sống bên nhau bằng tình người trong cuộc sống.

Ngaytot.org (Tổng hợp)