Sắp tết rồi...
Chỉ còn...
%D
ngày
%H
giờ
%M
phút
%S
giây

Mâm cúng Tất niên đầy đủ gồm những gì?

02/12/2020 14:20

Cúng Tất Niên cuối năm là một nghi lễ truyền thống được người Việt khắp 3 miền tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua. Vậy cúng tất niên vào thời gian nào tốt nhất? Mâm cúng Tất niên đầy đủ gồm những gì? 

com cung tat nien

Mâm cỗ cúng tất niên luôn được các gia đình coi trọng. Đây cũng là dịp cả gia đình sum họp quanh mâm cơm đậm chất Việt.

Theo truyền thống, mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm Tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời ông Công, ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm Tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.

Những năm gần đây, một số gia đình có thay đổi ngày cúng tất niên, có thể sớm hơn 1-2 ngày để có thể đến được nhà nhau chung vui, chúc mừng cho một năm mới may mắn, bình an.

Xem thêm: Hướng dẫn cúng ngày 30 Tết, đêm giao thừa 2021 cơ bản

Tùy từng vùng miền mà cỗ cúng có những đặc trưng riêng.

Ở miền Bắc, một mâm cúng tất niên truyền thống thường gồm những món sau:

  • - Bánh chưng/ bánh tét
  • - Giò lụa
  • - Gà luộc
  • - Thịt đông
  • - Nem rán
  • - Miến xào lòng gà
  • - Canh măng
  • - Xôi

Ngoài các món mặn, bạn cần mua thêm hoa quả, hoa tươi, giấy tiền, vàng mã, hương, đèn, trầu cau, trà rượu.

Đối với mâm cỗ cúng, trước hết là hương và đèn. Hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ).

Xem thêm: Văn khấn cúng giao thừa 2021 DỄ NHỚ nhất

Mâm ngũ quả:

Nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ. 

Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Cách bày mâm cúng:

Mâm cúng mặn sẽ được đặt ở một chiếc bàn con, bên dưới bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã sẽ được đặt ở trên bàn thờ. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi lên bàn thờ.

Ở miền Trung và miền Nam, mâm cúng có thể khác biệt một chút. Mâm cúng ở miền Trung thường gồm: bánh chưng, bánh tét, đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram.

Mâm cúng tất niên miền Nam gồm các món: bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, nem rán, chả giò, dưa giá, củ kiệu.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Thời gian cúng tất niên

Bất cứ thời điểm nào trong ngày 30 Tết, trừ 12h trưa -1h trưa và phải hoàn thành lễ cúng tất niên trước 22h đêm.  Trong ngày này, cả nhà đều dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón Tết. Sau đó phải chuẩn bị mâm cúng tổ tiên tất niên.

Thông thường, lễ cúng này sẽ được tiến hành vào chiều hoặc tối 30 Tết (với tháng đủ, hoặc 29 Tết với tháng thiếu), trước lễ cúng giao thừa.

Trong năm nay có 1 số ngày tốt có để làm lễ cúng lễ Tất niên gồm:

  • - Ngày 28 tháng Chạp (tức 9/2/2021 dương lịch): Ngày Mậu Tý, Tích Lịch Hỏa.
  • - Ngày 29 tháng Chạp (tức ngày 10/2/2021 dương lịch): Ngày Kỷ Sửu, Lưu Trực: TỐT
  • - Ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 21/2/2021 dương lịch): Ngày Bính Dần, Đặng Vũ: tốt.