Sắp tết rồi...
Chỉ còn...
%D
ngày
%H
giờ
%M
phút
%S
giây

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

09/12/2020 09:14

Cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch hay các cụ xưa gọi là lễ cúng sang canh - rất quan trọng và linh thiêng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Bài viết này Ngaytot.org hướng dẫn cúng giao thừa ngoài trời cơ bản nhất. 

Huong dan cung giao thua ngoai troi

Xem thêm ngay: Văn khấn giao thừa ngoài trời năm Tân Sửu 2021 HAY nhất

Cúng giao thừa ngoài trời để làm gì? 

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Vào ngày này, các gia đình thường biện mâm lễ với tấm lòng thành kính dâng lên thần phật, gia tiên. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa sẽ được tiến hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới.

Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa như một buổi tiệc tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới về với gia đình. Đối với việc cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa sâu sắc, bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Cho nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

  • 1. Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.
  • 2. Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.
  • 3. Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.
  • 4. Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.
  • 5. Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.
  • 6. Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.
  • 7. Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.
  • 8. Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.
  • 9. Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.
  • 10. Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.
  • 11. Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.
  • 12. Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Cúng giao thừa ngoài trời trước hay trong nhà trước? 

Người ta thường cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời. Cúng giao thừa ngoài trời trước hay trong nhà trước là thắc mắc của nhiều gia chủ. 

Chuyên gia phong thủy cho hay, cúng giao thừa nên chuẩn bị lễ cúng ngoài trời trước để "nghênh tân, tiễn cửu" - tức đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ rồi mới đến làm lễ trong nhà.

Tùy thuộc vào từng gia đình, vùng miền, địa phương mà mâm lễ cúng cũng như phong tục cúng sẽ có những sự khác biệt.

Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? 

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng ... 

Sắm lễ cúng giao thừa ngoài trời hầu như được các gia đình cũng sử dụng, đó là cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.

Nếu là Phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. 

Mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. 

Một số gia chủ thắc mắc nên cúng giao thừa cỗ chay tốt hơn hay cỗ mặn tốt hơn. Tuy nhiên điều này không quá bắt buộc, tùy vào từng gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà phù hợp, quan trọng là tấm lòng thành kính.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời nên đặt ở đâu?

Vào đúng giờ Tý (23 giờ ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà.

Nếu gia đình ở chung cư, gia chủ đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở. 

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? 

Theo những quan niệm trong văn hóa người Việt thì cúng Giao thừa ngoài thời nên theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua) hoặc hướng Chính Nam.

Khi thực hiện người khấn phải chú ý là quay mặt về 2 hướng đông bắc hoặc chính nam chứ không phải để con gà hay đĩa xôi quay về hướng  ấy. 

Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.

Cúng giao thừa ngoài trời gà quay hướng nào? 

Chọn gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm. 

Khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn. 

Với mâm cúng giao thừa ngoài trời nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua (theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới.

Cúng giao thừa ngoài trời lúc mấy giờ? 

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết), tức là khoảng từ 11h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.  

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Lễ cúng Giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới Kỷ Hợi nhiều phúc lộc, bình an.

Cúng giao thừa ngoài trời xong có hoá vàng không?

Vàng mã hay lễ vật cúng giao thừa giờ đây rất phong phú, tuy nhiên tùy thuộc vào từng vùng miền có cách chuẩn vị lễ vật hay vàng mã khác nhau. Tiền vàng, trầu cau, rượu, trà, nhang đèn, chiếc mũ chuồn mua của hàng mã để cúng tết vị thần. Vàng mã cúng giao thừa hay còn gọi là cúng thư tịch bạn dễ dàng hỏi các cửa hàng vàng mã và sắm đầy đủ nhất.

Cúng giao thừa xong có hóa vàng luôn không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, đây cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên với vấn đề này các bạn hoàn toàn có thể tuân theo phong tục từng vùng miền về việc hóa vàng vào giao thừa hay không.

Với lễ cúng giao thừa trong nhà, đa phần mọi người sẽ không hóa vàng sau khi cúng giao thừa mà thường để tiền vàng đến khoảng mùng 3  - mùng 10 tháng giêng, khi đó với quan niệm tiễn đưa ông bà về cõi âm và rước lộc về nhà.

Với lễ cúng giao thừa ngoài trời thì đa phần các gia đình thường hóa vàng luôn tại chỗ cúng để biếu các quan thần linh và đồng thời cũng muốn xua đuổi đi những điều không tốt đẹp trong năm cũ.

Tổng hợp