Sắp tết rồi...
Chỉ còn...
%D
ngày
%H
giờ
%M
phút
%S
giây

Bao sái ban thờ ra sao để có tài lộc cả năm?

01/02/2021 11:02

Trong ngày 22 - 23 tháng Chạp, chúng ta cúng Táo quân và tiến hành bao sái ban thờ để chuẩn bị đón năm mới nhiều tài lộc. Vậy khi bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang ta cần lưu ý những gì? Cúng ông Táo xong mới bao sái hay cần lau dọn ban thờ trước? Khi báo sái ban thờ có được nhấc bát hương ra không? Dùng nước gì để lau dọn ban thờ? ... Hãy cùng Ngaytot.org tìm hiểu Cách bao sái ban thờ để cả năm TÀI LỘC. 

Bao sai ban tho 2021

Bao sái bát hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo? 

Nhiều người không biết nên bao sái ban thờ, tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo. Theo các cụ xưa, chúng ta nên bao sái ban thờ sau lễ cúng, không tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ trước.

Lễ cúng táo quân ngày 23 Chạp chính là lễ tiễn ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng các việc dưới hạ giới trong suốt một năm vừa rồi. Đồng thời nhiều nơi cũng xem đây là lễ tất niên của tiết cuối năm, chính vì vậy mà sau khi lễ xong chúng ta thu dọn bàn thờ - trang hoàng nhà cửa để đón mừng năm mới. 

Tiết cuối năm là tiết cuối cùng của năm cũ, đây cũng là thời điểm giao khí giữa năm mới và năm cũ nên trong phong thuỷ chúng ta phải tránh hung khí. Nếu chúng ta dọn ban thờ, nhà cửa lúc này thì sẽ không tạo ra hung khí mà sẽ đón tiết khí mới, đón tài lộc năm mới dễ dàng hơn, thịnh vượng hơn, nhanh chóng thuận theo chu trình của mỗi tuổi mỗi gia đình hơn.

Lễ cúng Táo quân coi như lễ cuối cùng trong một năm để sau đó chúng ta sửa soạn lại cho ban thờ sạch sẽ.  Vậy cho nên, việc bao sái ban thờ nên làm sau khi cúng ông công ông Táo. 

Bao sái ban thờ có cần thay mới cốt bát hương? 

Theo văn hoá tâm linh của một số nơi thì khi bao sái bát hương người ta sẽ thay hẳn cốt bát hương, làm bát hương mới. Đây là quan niệm của từng vùng và không có quy định cụ thể về việc nên hay không nên. Tuy nhiên, theo cảm xạ học thì bát hương sau một vài năm thờ cúng, cái tâm và lòng thành của gia chủ mỗi khi thờ cúng (nhân khí) sẽ được hấp thu dần vào trong bát hương, lại thêm cả thiên khí, địa khí nơi thờ cúng ... tất cả tạo nên năng lương tâm linh rất lớn. Nếu chúng ta làm đúng thuận, thờ cúng thành tâm thì linh khí của bát hương lúc này rất tốt, trở thành vật trấn gia chi bảo cho cả gia đình. 

Nếu cứ một năm lại thay bát hương một lần thì năng lượng tích tụ trong bát hương sẽ mất đi và chúng ta sẽ lại phải bắt đầu lại từ đầu, từ nhân khí, địa khí đến thiên khí. Như vậy sẽ thật là đáng tiếc. 

Chỉ thay bát hương khi: 

  • - Gia đạo quá lục đục, tro cốt bát hương xấu
  • - Thầy bốc bát hương từ ngày bốc cho mình gia đình của họ trở nên lục đục, con cái không đủ thuận... có nghĩa là người này không đủ đức, không đủ phước để làm thầy nhưng mình đã tin nhầm thì nên tự tay bốc lại. 

Với câu hỏi có thay cốt trong quá trình bao sái bát hương hay không thì câu trả lời là không. 

Chân nhang cũ nên để lại bao nhiêu? 

Với chân nhang cũ, các bạn có thể để lại một ít (2-3 chân nhang) hoặc nhổ cả đi cũng không sao. Vì trong tâm linh thì "Linh tại ngã, bất linh tại ngã", chúng ta thấy các thầy hay có lễ rước chân nhang về thờ, để linh khí theo chân nhang tụ lại trong bát hương. Cho nên khi bao sái ban thờ ngày tết, tốt nhất nên để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân nhang cũ. 

Khi bao sái ban thờ có được đụng vào bát nhang không?

Nhiều người thắc mắc: "Khi bao sái ban thờ có được đụng vào bát hương hay không?". Để trả lời cho câu hỏi này thì các bạn cần hiểu: Ban thờ - bát hương thuộc âm nên sẽ là tĩnh (cần tĩnh), tránh trường hợp biến động hay xê dịch. 

Tuy nhiên, trong những ngày lễ hoặc khi bàn thờ quá bẩn, quá xấu mình muốn trang hoàng lại thì vẫn phải nhấc cả bát hương ra làm lại. Trước khi nhấc bát hương ra làm lại các bạn cần thắp hương báo cáo với gia tiên, thần linh thổ công thổ địa là: "Vì ban thờ chưa được đẹp, chưa được gọn gàng nên con xin chư vị thần linh và gia tiên tiền tổ cho con được sửa soạn, lau dọn lại ban thờ, bát hương". Hết tuần hương chúng ta bắt đầu lau dọn. Tuỳ vào phong tục từng miền mà có thể để nguyên hoặc bỏ hẳn bát hương ra ngoài lau dọn sạch sẽ - điều này trong phong thuỷ không hề phạm. 

Có nên dùng chất tẩy uế trong quá trình bao sái ban thờ?

Nếu như một gia đình đang hưng thịnh, yên ổn, sung túc, gia đạo yên bình - ban thờ đang thu khí tốt thì không cần thiết phải dùng chất tẩy uế để lau dọn ban thờ. Chỉ cần dùng các loại thu thêm khí: 

  • Nước mưa sạch: Thu thêm thiên thuỷ
  • Nước long mạch sạch: Thu thêm địa thuỷ

Thuỷ trong phong thuỷ là tài nên chỉ cần nước sạch là đủ. 

Trong trường hợp bàn thờ bị bẩn (bụi hương bẩn, khí bàn thờ không thanh sạch, nhà mình năm vừa qua gặp nhiều đen đủi không thuận..) thì mới nên dùng rượu gừng khi lau dọn. Thậm chí có thể thay luôn cốt bát hương. Thứ tự như sau: 

  • - Rửa sạch bằng nước sạch
  • - Dùng cồn sát khuẩn lau sạch (với đồ thờ là sơn bền, không phải sơn dầu)
  • - Dùng nước rượu gừng lau lại 
  • - Cuối cùng là dùng nước ngũ vị hương lau lần cuối. Nước ngũ vị hương cũng phải nấu từ nước mưa sạch hoặc nước long mạch) để lấy hương thơm của ngũ vị hương chiêu tài cho ban thờ 

Thủ tục bao sái ban thờ

Khi bắt tay vào bao sái ban thờ, chúng ta nên có một chiếc bàn chắc chắn, phủ vải đỏ sạch sẽ, hạ dần mọi thứ trên ban thờ xuống bàn và tiến hành lau dọn. 

Trong quá trình lau dọn cần hết sức cẩn thận để không làm đổ vỡ hay sứt mẻ đồ thờ 

Đặc biệt: 

  • - Tất cả các loại tiền có trên ban thờ (tiền dương, tiền đồng) nên hạ xuống mua đồ về làm lễ cúng tất niên ngày 30, công đức vào đền chùa hoặc làm từ thiện 
  • - Tất cả những đồ trang trí của năm cũ mang tính lưu niên (mình đi lễ ở đâu xin về) chúng ta nên hạ xuống và hoá hết

Khi đã bao sái ban thờ xong xuôi, nên chuẩn bị một chén nước thanh thuỷ, một đĩa hoa + quả đặt lên ban thờ, thắp hương xin an vị lại ban thờ. Lau dọn xong thì cần an vị lại, coi như đã hoàn tất việc bao sái ban thờ, kính cáo chư vị thần linh về trời, kính mời chư vị gia tiên tiền tổ về ăn Tết cùng con cháu. 

Không cần quá cầu kỳ trong lời khấn, chỉ cần thành tâm và kính cẩn là mọi việc sẽ êm xuôi. Đó là cách bao sái ban thờ.

Xem thêm: Bài khấn xin bao sái ban thờ gia tiên ngày Tết

bao sai ban tho cuoi nam

Trong Cổ học, khi học trò hỏi Thầy về thờ cúng ! Khổng tử nói như sau:

  • Nếu ta nói CÓ KIẾP SAU thì nhiều người thấy người thân mất có thể quyên sinh để sang sống cùng !
  • Nếu ta nói KHÔNG CÓ KIẾP SAU thì sẽ nhiều kẻ coi cái chết là đã hết, chẳng còn sợ luân hồi. Vậy thờ cúng là một việc tinh thần rất đáng !

Còn bản thân chúng ta, hãy xây dựng nét văn hoá gia đình từ việc thờ cúng từ tâm, hãy giữ gìn nhưng đừng quá câu nệ !

Tài lộc từ đâu mà sinh ra? 

Chính là từ âm phúc. Vậy ÂM PHÚC TỪ ĐÂU SINH RA ??????

Câu trả lời là :

"TỪ ĐỨC MÀ RA"

Đó chính là lý do tại sao người xưa có câu :

"Lập đức cho thân

Tích phúc cho mệnh

Nhắm mắt dưỡng thần

Tu tâm dưỡng trí

Vạn khổ chúng sinh

Cúi đầu phụng sự

Gần Phật nở hoa

Gần ma tàn tạ "

 

THAY VÌ DÙNG MƯU MẸO - DÙNG THỦ THUẬT TÂM LINH - ĐỂ KHÔN LỎI VỚI ĐỜI - HÃY CỐ GẮNG: THẬT ÔN HOÀ - CỐ GẮNG HẠ MÌNH KHIÊM HẠ - GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÓ CẢNH KHỔ HIỆN RA TRƯỚC MẮT KHI TA VÔ TÌNH THẤY TRÊN ĐƯỜNG - VÀ LÀM LỢI CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH - ĐÓ MỚI LÀ PHÁP CỦA PHẬT !!!!!!

Đời tự khắc tốt lên - khi ta cố gắng làm cho đời người khác tốt đẹp lên !

Cứ cúi đầu khờ dại phụng sự 100 người - chỉ cần 3 người chân tâm thương quý ta - là đời ta đã khác hẳn !!!!!!

Ngaytot.org